Xã Đông Anh có 72 thôn, tổ dân phố, 119 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với 5.127 Đảng viên; toàn xã có 68 Nhà văn hoá thôn, tổ dân phố, 148 di tích lịch sử văn hoá trong đó có 07 di tích Quốc gia đặc biệt, 27 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 32 di tích xếp hạng cấp Thành phố, 38 lễ hội truyền thống (01 Lễ hội Cổ Loa là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia); 01 trạm y tế (Cổ Loa) và 03 phân trạm Y tế; 33 trường học; 48 điểm sinh hoạt cộng đồng, 20 công viên mini, điểm đỗ xe tĩnh kết hợp trồng cây xanh; 04 Trung tâm Văn hoá - Thể thao, 83 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao, công viên mi ni được lắp đặt 620 thiết bị, dụng
Về lịch sử, văn hoá: Gắn với Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Cổ Loa; Trung tâm Hành chính - Chính trị - Văn hóa - Kinh tế hiện có của huyện Đông Anh (trước đây)...
Về địa kinh tế, tiềm năng phát triển: Gắn với trục động lực kinh tế cầu Tứ Liên và hệ thống sông Thiếp. Dư địa: Khu đô thị Đại học, Công viên Wonder Park Việt Hùng; các trung tâm thương mại, dịch vụ, bến xe khách đầu mối, các khu đô thị mới...
Có tiềm năng, lợi thế phát triển Du lịch - Văn hóa truyền thống Cổ Loa (bát xã) + Đông Ngàn; phát triển Thương mại – Dịch vụ dọc trục cầu Tứ Liên; Phát huy Trung tâm Chính trị, hành chính, văn hóa, thể thao, y tế tại khu vực Trung tâm Huyện cũ ... Là trung tâm của tất cả các xã, có chức năng gắn kết, là trung tâm tập hợp, giao lưu và gắn kết tất cả các đơn vị trong khu vực.
Đông Anh là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng và anh hùng; người dân Đông Anh giàu tinh thần yêu nước, cần cù lao động, thông minh, sáng tạo, đoàn kết và hiếu học; niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với sự lãnh đạo của các xã thuộc xã Đông Anh (thuộc Đảng bộ Huyện Đông Anh trước đây) ngày càng được củng cố vững chắc, tích cực tham gia, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Đông Anh, Thủ đô và cả nước./.
VH&XH